NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC

I. Đối tượng nào phải lắp trạm quan trắc tự động liên tục?

1.1. Nước thải

– Khu công nghiệp, cở sở nằm trong khu công nghiệp nhưng được miễn trừ đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung.

– Cở sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ỗ nhiễm môi trường quy định tại phụ lục IIa Mục I của Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy mô xả thải từ 500m3/ngày (24h) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải.

– Cơ sở xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh và cở sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có phát sinh nước thải công nghiệp, nước rỉ rác ra môi trường, thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

– Cở sở sản xuât, kinh doanh, dịch vụ không thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, b và c khoản 2 Điều 39 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP, có quy mô xả thải từ 1000m3/ngày(24h) trở lên tính theo công suất thiết kế của hệ thống xử lý nước thải.

– Cở sở bị xử phạt hành chính đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.

– Đối tượng khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

1.2. Khí thải

– Dự án, cơ sở thuộc danh mục các nguồn thải khí thải lưu lượng lớn quy định tại Phụ lục I Mục III Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

– Lò đốt chất thải nguy hại, lò đốt chất thải rắn của cở sở xử lý chất thải rắn tập trung quy mô cấp tỉnh.

– Khí thải của cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

– Cở sở bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả khí thải vượt quy quy chuẩn kỹ thuật môi trường mà tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần

II. Các thông số bắt buộc phải có khi lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục?

2.1. Nước thải

– Các thông số quan trắc tự động, liên tục gôm: Lưu lượng (đầu vào và đầu ra); Nhiệt độ; pH; TSS; COD; Amonia.

– Đối với dự án, cơ sở thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II, Mục I, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề do cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường quyết định.

– Đối với nước làm mát có sử dụng chlorine hoặc hóa chất khử trùng gốc chlorine chỉ lắp đặt các thông số: Lưu lượng; Nhiệt độ; Chlorine.

2.2. Khí thải

– Các thông số môi trường cố định: Lưu lượng; Nhiệt độ; Áp suất; O2 dư; Bụi tổng; SO2; NOx; CO (trừ trường hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với một số lĩnh vực đặc thù không yêu cầu kiểm soát).

– Các thông số môi trường đặc thù theo ngành nghề được nếu trong báo cáo và quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận

III. Yêu cầu đối với một hệ thống quan trắc tự động, liên tục

3.1. Nước thải

– Thành phần cơ bản của một hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục bao gôm:

+ Thiết bị quan trắc tự động liên tục

+ Thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền dữ liệu

+ Dung dịch chuẩn

+ Thiết bị lấy mẫu tự động

+ Camera

+ Cơ sở hạ tầng

– Vị trí quan trắc: phải đảm bảo đại diện, đặc trưng cho nguồn thải cần quan trắc và phải ở ngay sau hệ thống xử lý nước thải, trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

– Thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm định kỳ theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng chất chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải đảm bảo tối thiểu 1tháng/lần bởi đơn vị vận hành hệ thống. Hoạt động bảo trì, sửa chữa thay thế linh kiện phải được lập kế hoạch và quy định trong quy trình vận hành.

– Thời gian hoạt động của hệ thống phải liên tục. Trong thời gian kiểm định, hiệu chuẩn, bảo trì, sửa chữa, thay thế linh kiện phụ kiện, thiết bị đo và phân tích, nước thải không được xả ra môi trường.

– Trước khi hệ thống được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi Trường theo yêu cầu của khoản 5 Điều 50 thông tư 24/2017/BTNMT.

– Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc tự động, liên tục của hệ thống phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu quy định tại bảng 23, khoản 1, Điều 51, Thông tư 24/2017/BTNMT. Các yêu cầu về Chất chuẩn, Thiết bị lấy và lưu mẫu tự động, Camera được quy định tại khoản 2, 3, 4, Điều 51, Thông tư 24/2017/BTNMT.

– Việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phải được thực hiện trước khi hệ thống đi vào vận hành chính thức và định kỳ 1 lần/năm bởi bên thứ 3 để đảm bảo tính khách quan.

3.2. Khí thải

– Thành phần cơ bản của một hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục gôm:

+ Thiết bị quan trắc tự động liên tục

+ Thiết bị thu thập, lưu trữ, truyền dữ liệu

+ Dung dịch chuẩn

+ Thiết bị lấy mẫu tự động

+ Camera

+ Cơ sở hạ tầng

– Vị trí quan trắc: Đối với các chất ô nhiễm dạng hạt thì cách xác định lỗ quan trắc phải tuân thủ theo quy định về xác định lỗ lấy mẫu tại khoản 1 mục III Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 24/2017/BTNMT. Đối với các chất ô nhiễm dạng khí thì vị trí lỗ quan trắc phải thỏa mãn điều kiện: không ở miệng ống khói, không ở vị trí ống bị co thắt, giãn nở, không ở gân quạt đẩy, quạt hút và ưu tiên  chọn nơi có dòng khí chuyển động ổn định.

– Thiết bị phải được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành về đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Các thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng khí chuẩn theo khuyến cáo của nhà sản xuất nhưng phải đảm bảo tối thiểu 2 tuần/lần. Khí chuẩn dùng để kiểm tra định kỳ được quy định tại khoản 2 Điều 54 Thông tư 24/2017/BTNMT.

– Thời gian hoạt động của hệ thống phải liên tục, ngoại trừ trường hợp thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn, sửa chữa, thay thế thiết bị, linh phụ kiện đã được đơn vị vận hành hệ thống lập kế hoạch và quy định trong quy trình vận hành.

– Trước khi hệ thống được đưa vào vận hành chính thức, đơn vị vận hành hệ thống phải gửi hồ sơ liên quan về Sở Tài nguyên và Môi Trường theo yêu cầu của khoản 5 Điều 53 thông tư 24/2017/BTNMT.

– Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc tự động, liên tục phải đáp ứng yêu cầu của theo nhưng quy định tại khoản 1 Điều 54 Thông tư 24/2017/BTNMT.

– Việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phải được thực hiện trước khi hệ thống đi vào vận hành chính thức và định kỳ 1 lần/năm bởi bên thứ 3 để đảm bảo tính khách quan.

Như vậy, các đơn vị phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục khi tiến hành lắp đặt hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản và đặc tính kỹ thuật theo quy định tại Chương IV Thông tư 24/2017/BTNMT. Một hệ thống phải có đủ các thiết bị đo tối thiểu cho các thông số đã được quy định trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP.